5 lưu ý xây nhà như ý, tiết kiệm chi phí

1. Lập kế hoạch, thiết kế ban đầu. 

Như đã đề cập ở rất nhiều bài viết liên quan, mọi công trình, dự án trước khi khởi công cần được gia chủ và đội ngũ chuyên môn trao đổi kỹ càng, lên kế hoạch, đưa ra các giải pháp và thống nhất thiết kế ban đầu. Bởi lẽ, một số chủ đầu tư do không có sự chuẩn bị, hoặc chỉ xem xét qua loa các phương án thiết kế của kiến trúc sư, hoặc vì lý do khách quan nào đó dẫn đến thay đổi kế hoạch, thiết kế ban đầu, kéo dây theo là gia tăng chi phí. 

Chi phí phát sinh ít hay nhiều còn cần phụ thuộc vào độ thay đổi so với thiết kế ban đầu, nếu chỉ thay đổi nhỏ, một vài góc thì coi như nằm trong danh sách dự trù. Nhưng nếu thay đổi hoàn toàn kết cấu, kiến trúc hay chức năng thì đành buộc gia chủ phải chi thêm một khoản lớn.  

Lưu ý 1: Bàn bạc kỹ lưỡng, trao đổi sát sao với đội ngũ thi công mong muốn, sở thích, chức năng và nguyện vọng của mình để đôi bên cùng xem xét, thống nhất bản vẽ. Lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu bản thiết kế hình dung và hiểu rõ tổng quát về ngôi nhà của mình, để tránh những thay đổi sau này, mất thêm nhiều thời gian và công sức.

2. Quá trình làm thủ tục pháp lý.

Thủ tục pháp lý là một trong những thủ tục rườm rà, cần được duyệt qua nhiều công đoạn, tuy vậy lại là thủ tục bắt buộc khi muốn khởi công bất kỳ công trình nào. Quá trình xin giấy phép xây dựng đòi hỏi nhiều tài liệu liên quan, đôi khi vì nhiều lý do mà hồ sơ trì hoãn, duyệt chậm hoặc không được duyệt. Việc bổ sung hoặc sửa đổi giấy tờ mất nhiều thời gian, công sức. Thậm chí nhiều trường hợp chủ đầu tư xin giấy phép sai lệch hoàn toàn với thiết kế của kiến trúc sư, không chỉ làm phát sinh chi phí hành chính mà còn kéo dài tiến độ thi công.

Lưu ý 2: Tìm hiểu và tham khảo rõ ý kiến pháp lý của đơn vị chuyên môn phù hợp khu vực dự án sắp thi công, hoặc tìm những công ty xây dựng uy tín có hỗ trợ bao gồm thủ tục hành chính cũng như xin phép xây dựng và thủ tục hoàn công. Như vậy gia chủ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và tránh hoàn toàn việc giấy phép sai lệch so với thiết kế.

3. Kết cấu phần thô (khung nhà) vững chắc  

Khi quá trình thi công đã đi vào tiến hành, gia chủ cần đảm bảo kết cấu phần thô (khung nhà) đang được hoàn thiện với các thông số đúng thiết kế ban đầu, đảm bảo chất lượng công trình trong tầm kiểm soát. Vì kết cấu phần thô vững chắc không chỉ thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn mà còn hạn chế được chi phí sửa chữa trong tương lai. 

Lưu ý 3: Làm việc sát sao với nhà thầu trong quá trình thi công đảm bảo khung nhà vững chắc và an toàn.

4. Lưu ý khi lựa chọn nguyên vật liệu và nội thất hoàn thiện.

Nguyên vật liệu xây dựng và nội thất hoàn thiện là hai yếu tố quyết định phần lớn ngân sách phát sinh của gia chủ. Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, chủng loại và giá cả. Người ta thường nghĩ rằng chọn vật tư giá rẻ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, vật tư, nội thất không đạt chuẩn ảnh hưởng lớn đến công tác thi công, độ bền và độ đẹp của ngôi nhà. Ngược lại, vật tư hay nội thất quá đắt, quá xa xỉ đôi khi lại thừa công năng không cần thiết.

Lưu ý 4: Lựa chọn nguyên vật liệu và nội thất hoàn thiện cần có sự góp ý của chuyên gia có kinh nghiệm, thay vì mò mẫm không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo ý kiến của đội ngũ thi công để tránh các chi phí sai sót không cần thiết, vì “mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền”. 

5. Chọn nhà thầu uy tín, đáng tin cậy. 

Quá trình xây dựng đòi hỏi nhiều chuyên môn, nhân lực và vật lực. Nếu may mắn tìm được một đơn vị xây dựng, nhà thầu xây dựng uy tín, có tâm, có tầm và có kinh nghiệm coi như gia chủ đã hoàn thiện mỹ mãn hơn 80% công trình.

Lưu ý 5: Một công ty xây dựng đáng tin cậy sẽ giúp chủ đầu tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây nhà, bao gồm: 

  • Chi phí cải tạo, sửa chữa, đảm bảo tuổi thọ công trình nhờ nhiều chính sách bảo hành, hậu mãi đề cao quyền lợi khách hàng sau khi hoàn thiện dự án. 

  • Tiết kiệm chi phí vật tư, nội thất nhờ biết lựa chọn phù hợp và có cái nhìn chuyên môn khách quan. Hơn nữa, thông qua nhà thầu, gia chủ sẽ có mức chiết khấu tốt hơn do đơn vị xây dựng thường liên kết với các đại lý vật tư, nội thất. 

  • Cuối cùng là tiết kiệm thời gian xây dựng công  trình với những cam kết về tiến độ, tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, giảm thiểu hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của khách hàng.

Trên đây là 5 lưu ý xây nhà tiết kiệm chi phí, hi vọng bài viết này phần nào hữu ích cho những kế hoạch sắp tới của bạn. Đừng ngại liên hệ Đức Tín để được tư vấn chi tiết hơn về các dự án xây nhà tiết kiệm chi phí.



Tin liên quan
  • CHÍNH THỨC CÓ QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH TẦNG HẦM CHO NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    Trong bối cảnh đất chật người đông như hiện nay, hầm trở thành giải pháp tối ưu để tận dụng tối đa diện tích đất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng hầm không chỉ giải quyết vấn đề chỗ để xe mà còn tạo ra một không gian sống tiện nghi và hiện đại hơn. Với hầm, bạn có thể thoải mái bố trí các hệ thống kỹ thuật như điện, nước, thông gió mà không lo ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung.

  • Xu hướng thiết kế nhà phố, nhà ở hiện đại 2024 ( Bạn nên biết )

    Năm 2024, xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại càng ưu chuộng xu hướng không gian mở. Kết nối các không gian với nhau không chỉ tiết kiệm chi phí xây dựng mà còn tối ưu diện tích, tạo chiều sâu cho ngôi nhà, mang đến cảm giác thông thoáng và rộng rãi. Ngoài ra, không gian mở còn mang tính tương tác các giữa các thành viên trong gia đình, tăng khả năng gắn kết tình cảm gia đình.

  • Vật liệu gỗ - Sang trọng, tinh tế trong thiết kế nội thất

    Vật liệu gỗ trong thiết kế nội thất là xu hướng được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Với vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng và đa dạng về màu sắc, vân gỗ, gỗ mang đến không gian sống sang trọng, đẳng cấp.

  • Phòng Khách Liền Kề Bếp – Giải pháp tối ưu không gian

    Thiết kế phòng khách liền kề bếp tạo nên một không gian số có chiều sâu hơn, liên kết chặt chẽ giữa các phòng tạo sự liền mạch mang đến nhiều lợi ích

  • Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên - Bê tông

    Các yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên thường được quy định chi tiết trong các tiêu chuẩn xây dựng như TCVN 8828:2011.