Quy trình kiểm tra sắt trước khi đổ móng cho Tầng hầm

 

1. Vai trò và mục đích của việc kiểm tra sắt trước khi đổ móng tầng hầm

Tầng hầm trong công trình xây dựng là một phần quan trọng giúp tối ưu hóa không gian sử dụng và đáp ứng các nhu cầu khác của dự án. Đặc biệt với áp lực từ nhiều lớp đất bên dưới và tải trọng “khổng lồ” của cơ sở hạ tầng phía trên, việc kiểm tra sắt trước khi đổ móng cho tầng hầm luôn được các đơn vị thi công đặt tầm quan trọng cao trong toàn bộ quá trình xây dựng công trình. 

Cần kiểm tra sắt trước khi đổ móng cho tầng hầm

Trong đó, mục đích cụ thể của việc kiểm tra sắt trước khi đổ móng tầng hầm bao gồm:

  • Đảm bảo tính an toàn: Kiểm tra cốt thép kỹ càng trước khi đổ móng giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề về chất lượng và độ bền, từ đó ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn xây dựng.
  • Đảm bảo độ bền của công trình: Cốt thép là trọng yếu trong việc hình thành cấu trúc chịu được tải trọng và áp lực từ môi trường xung quanh, do đó, phần móng cần được kiểm tra đảm bảo liên kết chặt chẽ để tăng cường độ bền và độ ổn định của công trình.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật: Việc kiểm tra cốt thép trước khi đổ móng giúp quá trình lắp đặt và sử dụng sắt cốt tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định, đảm bảo tính chuẩn mực và an toàn của công trình. 
  • Ngăn chặn sự cố và chi phí sửa chữa sau này: Bằng cách phát hiện và khắc phục các vấn đề về cốt thép trước khi đổ móng, hạn chế được các sự cố không mong muốn và giảm thiểu chi phí sửa chữa về sau, tiết kiệm thời gian và nguồn lực nhân công.

Phần móng cần đảm bảo liên kết chặt chẽ để tăng cường độ bền và độ ổn định của công trình

2. Quy trình kiểm tra sắt trước khi đổ móng tầng hầm

Mỗi quy trình trong xây dựng đều có rất nhiều hạng mục rõ ràng lớp lan phù hợp chuyên môn, kỹ thuật. Trong bài viết này, DUC TIN CONSTRUCTION diễn giải sơ lược quy trình kiểm tra sắt trước khi đổ móng tầng hầm như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị công việc

  • Phân công kỹ sư, nhân viên đủ chuyên môn cho từng hạng mục, tiến hành chuẩn bị công cụ và thiết bị cần thiết. 
  • Sau đó xác định vị trí cụ thể của các cấu kiện và hệ thống cốt thép trong tầng hầm bằng công cụ, thiết bị chuyên dụng.

Phân công công việc cho kỹ sư và triển khai chuẩn bị công cụ

Bước 2: Kiểm tra sắt cốt thép

  • Kiểm tra độ dài và kích thước của các thanh cốt thép đảm bảo thỏa các thông số, yêu cầu kỹ thuật và thiết kế.
  • Xác minh nhiều lần độ bền và chất lượng của cốt thép thông qua kiểm tra bề mặt và độ cứng.

Bước 3: Xác nhận lại vị trí và kích thước của sắt cốt

  • Sử dụng bản vẽ kỹ thuật để xác định lại vị trí chính xác của các thanh cốt thép trong tầng hầm.
  • Sử dụng công cụ chuyên môn đo lường và kiểm tra kích thước của các cấu kiến, cốt thép xem xét vị trí lắp đặt và đảm bảo cách ly đầy đủ.

Xác nhận lại vị trí và kích thước của sắt cốt

Bước 4: Kiểm tra liên kết và cố định của cốt thép

  • Kiểm tra các điểm nối giữa các thanh cốt thép liên kết chặt chẽ không, có lỏng lẻo không.
  • Đảm bảo rằng các cấu kiện và cốt thép được cố định một cách an toàn và chắc chắn vào cốt bê tông.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng tổng thể

  • Xem xét tổng thể hệ thống, chắc chắn rằng không có vật liệu bị hỏng, không đạt chất lượng hoặc vị trí lắp đặt không chính xác.
  • Báo cáo và tiến hành thẩm duyệt thi công các phần khác. 

Kiểm tra chất lượng tổng thể trước khi báo cáo và thẩm duyệt thi công phần khác

3. Kết luận

Tóm lại, tầng hầm đòi hỏi kết cấu chặt chẽ trong thiết kế đến xây dựng, từ bức xạ, cột, dầm chịu lực và hệ thống cốt bê tông. Việc kiểm tra kỹ lưỡng sắt trước khi đổ móng cho tầng hầm giúp tăng tuổi thọ công trình và tránh được các vấn đề phát sinh. Hy vọng kiến thức chuyên môn trong bài viết này của DUC TIN CONSTRUCTION có thể giúp bạn tỏ tường thêm đôi phần về các quy trình trong thi công dự án. 

DucTin Construction

Tin liên quan
  • CHÍNH THỨC CÓ QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH TẦNG HẦM CHO NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    Trong bối cảnh đất chật người đông như hiện nay, hầm trở thành giải pháp tối ưu để tận dụng tối đa diện tích đất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng hầm không chỉ giải quyết vấn đề chỗ để xe mà còn tạo ra một không gian sống tiện nghi và hiện đại hơn. Với hầm, bạn có thể thoải mái bố trí các hệ thống kỹ thuật như điện, nước, thông gió mà không lo ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung.

  • Xu hướng thiết kế nhà phố, nhà ở hiện đại 2024 ( Bạn nên biết )

    Năm 2024, xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại càng ưu chuộng xu hướng không gian mở. Kết nối các không gian với nhau không chỉ tiết kiệm chi phí xây dựng mà còn tối ưu diện tích, tạo chiều sâu cho ngôi nhà, mang đến cảm giác thông thoáng và rộng rãi. Ngoài ra, không gian mở còn mang tính tương tác các giữa các thành viên trong gia đình, tăng khả năng gắn kết tình cảm gia đình.

  • Vật liệu gỗ - Sang trọng, tinh tế trong thiết kế nội thất

    Vật liệu gỗ trong thiết kế nội thất là xu hướng được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Với vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng và đa dạng về màu sắc, vân gỗ, gỗ mang đến không gian sống sang trọng, đẳng cấp.

  • Phòng Khách Liền Kề Bếp – Giải pháp tối ưu không gian

    Thiết kế phòng khách liền kề bếp tạo nên một không gian số có chiều sâu hơn, liên kết chặt chẽ giữa các phòng tạo sự liền mạch mang đến nhiều lợi ích

  • Người kiến tạo tổ ấm Việt

    Dành một lời cảm ơn chân thành đến những người công nhân, những người đã làm việc không ngừng nghỉ để kiến tạo tổ ấm.